8 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng mà bất kì ai cũng cần phải học hỏi để tránh gặp phải tình trạng đầu tháng ví rủng rỉnh, cuối tháng bấm bụng cắt giảm chi tiêu. Dù bạn ở độ tuổi nào và theo từng giai đoạn khác nhau đều có cách quản lý tài chính phù hợp cho từng mục đích. Học cách quản lý tiền bạc, đầu tư đúng chỗ không bao giờ là muộn. Trong bài viết này hãy cùng Trùm sách tìm hiểu 8 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhé.

quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân là việc mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để kiểm soát và lên kế hoạch cho tình hình tài chính của mình hoặc gia đình, tận dụng tối đa tài sản đang có để mang lại thu nhập và lập kế hoạch cho tương lai.

Quản lý tài chính cá nhân nói một cách đơn giản là xem xem những mục chi tiêu, tiết kiệm và thu nhập hiện tại của mỗi người đã phù hợp hay chưa. Biết cách quản lý tài chính cá nhân cũng đồng nghĩa với việc biết sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả, từ đó có được một cuộc sống thoải mái hơn, tránh phải những rủi ro tài chính không đáng có.

Vai trò của việc quản lý tài chính cá nhân

Có một sự thật rằng, đôi khi kiếm thật nhiều tiền vẫn không đủ để bạn trở nên tự chủ về tài chính hoặc giàu có nếu như bạn chưa thực sự biết cách quản lí tài chính cá nhân hiệu quả. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả có vai trò cực kì quan trọng đối với mỗi con người bởi nó mang lại những giá trị sau:

1. Mang lại cuộc sống ổn định

Việc quản lý tài chính cá nhân tốt sẽ giúp bạn có kế hoạch quản lý những khoản chi tiêu. Từ đó đảm bảo cân bằng được tài chính, chi tiêu hợp lý, biết cách đầu tư và tiết kiệm tiền một cách hợp lý.

2. Có nguồn ngân sách dự bị sẵn trong tương lai

Như chúng ta đã biết, quản lý tài chính cá nhân tốt để mục tiêu hướng tới tự do tài chính, độc lập tài chính trong tương lai. Một trong những lợi thế lớn nhất của việc quản lý tài chính thông minh là biết cách đầu tư và tiết kiệm từ sớm.

Yếu tố thời gian là quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng tài sản của bạn trong tương lai. Vì vậy, việc quản lý tài chính cá nhân thông minh là cách giúp bạn có nguồn ngân sách ổn định trong tương lai.

3. Chủ động trong mọi vấn đề về tài chính

Một khoản dự phòng tốt sẽ giúp bạn tự tin đưa ra những quyết định tài chính. Chủ động trong những trường hợp khẩn như sức khỏe, tai nạn… Do đó, muốn không bị ảnh hưởng khi đưa ra những quyết định quan trọng thì việc quản lý và xây dựng kế hoạch tài chính là là vô cùng cần thiết.

Chủ động trong mọi vấn đề về tài chính

Chủ động trong mọi quyết định liên quan tới tài chính

quản lý tài chính

4. Đảm bảo thực hiện các dự định tương lai

Việc mua nhà, mua xe cần phải có một khoản tài chính đủ lớn và đó cũng là mục tiêu lớn trong đời của nhiều người. Kế hoạch mua nhà, mua xe có thể phải được lên trước đó vài năm hay vài chục năm.

Có những người có kế hoạch đúng đắn thì thời gian để mua được nhà hay mua được xe sẽ ngắn, có những người không có kế hoạch tài chính cụ thể thì thời gian để thực hiện được mục tiêu này sẽ dài hơn và có thể không thực hiện được.

5. Giúp mỗi cá nhân biết sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả

Con người bị lệ thuộc và chi phối rất nhiều bởi đồng tiền trong rất nhiều trường hợp. Việc sử dụng đồng tiền như thế nào cho hiệu quả và biến nó thành công cụ phục vụ nhu cầu cầu và cuộc sống của chúng ta là điều quan trọng hơn hết. 

6. Nâng cao mức sống

Quản lý tài chính cá nhân đúng đắn sẽ giúp bạn nâng cao mức sống cá nhân, gia tăng tài sản và ổn định mọi mặt của cuộc sống. Khi bạn đã không còn phụ thuộc vào tiền thì bạn sẽ có thể đầu tư vào những thứ tốt nhất, phù hợp nhất cho bản thân, có điều kiện thỏa mãn những sở thích cũng như nhu cầu bản thân ở một mức sống cao hơn.

7. Hạn chế những khoản nợ

Nợ thì sẽ có nợ xấu và nợ tốt. Những khoản nợ xấu kiến bạn ngày càng nghèo đi và tài chính cũng ngày càng suy kiệt, ngược lại, những người làm chủ tài chính sẽ có những khoản nợ tốt, những khoản nợ này sinh ra lợi nhuận cho họ và tạo thành một nguồn thu nhập ổn định. 

Nợ không phải là vấn đề nghiệm trọng, tuy nhiên việc kiểm soát nợ làm sao cho không ảnh hưởng tới tài chính là vấn đề mà ai cũng quan tâm. Để hạn chế những khoản nợ thì bạn cần phải áp dụng những cách quản lý tài chính cá nhân sao cho phù hợp.

quản lý tài chính cá nhân

8 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

1. Theo dõi tình hình tài chính của bạn

Theo dõi tình hình tài chính là bước đầu tiên để quản lý tài chính hiệu quả. Thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, khoản vay cá nhân, tài khoản môi giới, thế chấp, khoản vay mua nhà, ô tô và tài khoản hưu trí - hãy theo dõi mọi thứ. Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý tài chính miễn phí những vẫn rất tiện lợi và hiệu quả, Bạn có thể tận dụng các những phần mềm đó để quản lý chi tiêu của mình.

2. Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được

Bạn nên theo dõi và lập ngân sách chi tiêu cho từng khoản mục cụ thể như: tiền điện nước, xăng xe, ăn uống, giáo dục, giải trí,... để đạt được mục tiêu dài hạn của mình.Bạn cần phải biết đâu là khoản mục chi tiêu không quá cần thiết để hạn chế lại chi tiêu của bản thân. Cách tốt nhất để đảm bảo không mắc nợ là không bao giờ chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được.
3. Hãy bắt tiền làm việc cho bạn

Hãy tận dụng giá trị thời gian của tiền. Ví dụ một thanh niên 21 tuổi đầu tư 100.000 mỗi ngày cho đến khi nghỉ hưu ở tuổi 65 với tỷ suất lợi nhuận đầu tư trung bình hàng năm là 6% có thể trở thành triệu phú. Ở tuổi 30, số tiền tiết kiệm hàng ngày cần thiết gần như tăng gấp đôi. Ở tuổi 40, số tiền tăng gấp bốn lần.” Vì vậy hãy tiết kiệm sớm và thường xuyên, ngay cả khi số tiền rất nhỏ và đừng bỏ qua sự kỳ diệu của lãi kép.

4. Phân biệt tài sản và tiêu sản

Giá trị tài sản sẽ ngày càng tăng dần, còn tiêu sản sẽ ngày càng tiêu của bạn nhiều tiền hơn. Và một sản phẩm là tài sản hay tiêu sản đều phụ thuộc vào cách sử dụng của từng người. Ví dụ như khi mua một chiếc điện thoại đắt tiền chỉ để nghe gọi thì đó là tiêu sản, vì bạn đã không sử dụng hết tất cả tính năng của chúng cũng như giá trị của điện thoại cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Còn khi bạn biết tận dụng nó làm công cụ kiếm tiền như: livestream bán hàng,... thì khi đó điện thoại lại trở thành tài sản và từ đó tạo ra thêm tiền cho bạn.

Các loại tài sản phổ biến: bất động sản, giáo dục, chứng khoán, crypto,...

Các loại tiêu sản phổ biến: ô tô, điện thoại, quần áo xa xỉ,...

Vì vậy, một cách quản lý tài chính hiệu quả nữa là dùng tiền của bạn để mua tài sản thay vì tiêu sản.

5. Hãy học về quản lý tài chính

Hiện nay, tìm kiếm thông tin, kiến thức rất dễ dàng, bạn không cần phải tốt nghiệp đại học ngành tài chính, nhưng hãy đầu tư thời gian của bạn để học thêm về các nguyên tắc quản lý tài chính. Hãy tham khảo thật nhiều sách, báo, tạp chí, blog tài chính để từ đó tìm ra được nguyên tắc phù hợp với bạn và kỷ luật tuân theo.

quản lý tài chính cá nhân là gì

6. Hiểu về rủi ro

Để quản lý tài chính tốt thì không thể thiếu mục đầu tư. Nhưng đầu tư không phải lúc nào cũng sinh lời, mà bạn cần hiểu rõ về lợi tức đầu tư: càng mạo hiểm thì lợi nhuận càng cao.

Tham khảo tháp đầu tư dưới đây để hiểu hơn về mức độ rủi ro và lợi nhuận của từng loại hình đầu tư:

Mức độ mạo hiểm: crypto, bđs du lịch, hàng hóa phái sinh, cp penny

Mức độ tăng trưởng: cổ phiếu bluechip, quỹ ETF, bđs đất nền

Mức độ thu nhập: lương thưởng, lãi tiết kiệm, trái phiếu

Mức độ phòng vệ: bảo hiểm, vàng, bđs để ở

Mức độ vô hình: năng lực, mối quan hệ, sức khỏe

Vì không ai biết trước được tương lai nên bạn không thể chắc chắn 100% rằng bất kỳ khoản đầu tư nào cũng sẽ thành công. Vậy nên đừng “bỏ hết trứng vào một giỏ”, hãy đa dạng hóa các khoản đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro và quản lý tài chính hiệu quả.

7. Đa dạng hóa không chỉ trong đầu tư

Hãy liên tục sáng tạo và đổi mới để đa dạng hóa nguồn thu nhập của bạn. Nếu như công việc hiện tại của bạn chưa mang lại thu nhập như mong đợi, trước tiên hãy đầu tư thật nhiều thời gian nhằm tăng hiệu suất cho công việc đó. Sau đó bạn có thể tận dụng chính kỹ năng của công việc đó để làm freelance cho các đơn vị bên ngoài. Và dài hạn hơn là hãy kinh doanh một cái gì đó vì “phi thương bất phú”

8. Lên kế hoạch cho những rủi ro bất ngờ

Trong cuộc sống, bạn sẽ phải đối mặt với những trường hợp khẩn cấp không lường trước được. Hãy tiết kiệm đủ tiền và mua bảo hiểm để có thể để phòng các rủi ro như: thất nghiệp kéo dài, tai nạn, chăm sóc y tế, bảo hiểm ô tô,...” Việc dành ra một khoản tiền nhất định cho những trường hợp trên là phương án an toàn để quản lý tài chính, giúp bạn luôn chủ động trước những biến cố.

Lời kết:

Quản lý tài chính cá nhân là nền tảng quan trọng để hướng đến mục tiêu tự do tài chính. Quá trình này không hề dễ dàng đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì và tính kỷ luật cao. Bài viết trên đã tổng hợp lại vai trò và 8 cách để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ mang lại giá trị đến bạn đọc. Đừng quên theo dõi Trùm sách để thường xuyên cập nhật thêm nhiều kiến thức về sách và đời sống.

Tác giả

Nguyễn Văn Cường

Hiện nay, Nguyễn Văn Cường đang là một cái tên được rất nhiều người biết đến trong lĩnh vực xuất bản sách nói chung và cộng đồng doanh nhân nói riêng. Bên cạnh quá trình bận rộn trong công việc kinh doanh, CEO & Founder của Trùm sách luôn dành thời gian chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho cộng đồng.