Kỹ năng quản lý cảm xúc và những điều bạn chưa biết

Nhịp độ của cuộc sống hiện đại ngày càng nhanh và đời sống của mỗi người cũng trở nên áp lực hơn trước. Chúng ta phải đối mặt với cảm xúc tiêu cực nhiều hơn chúng ta tưởng. Và đôi lúc chính cảm giác giận dữ, cáu gắt, thất vọng như vậy có thể dẫn đến những hành động có ảnh hưởng xấu đến công việc và những mối quan hệ xung quanh của chúng ta. Trong bài viết này, hãy cùng Trùm sách tìm hiểu cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc.

quản lý cảm xúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc có nghĩa là khả năng nhận thức rõ ràng về cảm xúc của bản thân trong các tình huống nhất định, và hiểu sức ảnh hưởng của cảm xúc đối với người khác và chính mình. Bên cạnh đó, biết quản trị cảm xúc còn là biết cách thể hiện, điều chỉnh cảm xúc một cách hợp lý.

Quán trị cảm xúc không phải là loại bỏ hoàn toàn những gì bạn cảm thấy. Thay vào đó là bạn biết cách điều chỉnh các cảm xúc để có thể giữ sự hài hoà với người đối diện hoặc trong bối cảnh nào đó.

Những người có khả năng quản lý cảm xúc tốt thường là các cá nhân có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao. Họ biết cách kết hợp các nhận thức cá nhân, cách ứng phó với căng thẳng, và ứng xử với người khác.

Vai trò kỹ năng quản lý cảm xúc

Cảm xúc tiêu cực và khả năng kiềm chế, quản lý cảm xúc chưa tốt là lý do dẫn đến những trường hợp mâu thuẫn ở nơi công sở và cuộc sống thường ngày.

Ví dụ, khi sự tức giận lên đến cao trào, chúng ta thường dễ nói ra những lời làm tổn thương người khác. Chẳng hạn như khi đồng nghiệp làm sai việc gì đó, hay bạn bè của bạn hỏi bạn quá nhiều khi bạn đang bận.

Một khi chúng ta bùng nổ với những câu nói gây sát thương, mối quan hệ nào cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, khi bạn biết nghĩ tới cảm xúc của người đối diện và lựa chọn được cách ứng xử phù hợp, bạn sẽ phát triển được các mối quan hệ hài hoà và lâu dài.

Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc có vai trò quan trọng trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra, công việc của bạn sẽ hiệu quả hơn và sức khoẻ tinh thần của bạn cũng khoẻ mạnh hơn rất nhiều.

Kỹ năng quản lý cảm xúc không hẳn là khả năng bẩm sinh mà cần thời gian trải nghiệm và rèn luyện. Vì vậy nếu như bạn cảm thấy mình cần cải thiện cách thể hiện cảm xúc của mình, đừng quá lo lắng vì qua việc học hỏi và trau dồi, bạn nhất định sẽ có được khả năng điều hoà cảm xúc tốt hơn.

Cách rèn kỹ năng quản lý cảm xúc

Biết điều hoà xúc cảm là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Vậy làm thế nào để có thể đạt đến kỹ năng thượng thừa?

Quản trị cảm xúc bằng sức mạnh trí tuệ

Người có EQ cao có khả năng thông cảm và am hiểu cảm xúc của người khác. Đây là những cá nhân biết lắng nghe và chân thành quan tâm đến đối phương. Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt để tránh ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh.

Trí tuệ cảm xúc còn giúp chúng ta tự đánh giá, điều chỉnh kỷ luật của bản thân. Bạn sẽ biết cách không để cảm xúc vượt ngoài tầm kiểm soát, tư duy tích cực hơn, và nâng cao kỷ luật bản thân.

Sử dụng ngôn từ khéo léo

“Lời nói không mất tiền mua.”

Học cách sử dụng những từ ngữ thích hợp để động viên, khích lệ hoặc góp ý với người khác là một trong những cách cần có để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc.

Khi bất đồng quan điểm hay tức giận, những lời khó nghe rất dễ buột ra khỏi miệng bởi bạn cần bảo vệ ý kiến và tự trọng của bản thân. Thẳng thừng chê bai, miệt thị, hay bác bỏ ý kiến của đối phương đương nhiên không phải là giải pháp tốt.

Biết lựa chọn cách nói lịch sự, mang tính xây dựng sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt hơn và giữ các mối quan hệ hài hoà hơn.

Nâng cao nhận thức về bản thân bạn

Thiếu sự tự tin cũng là một trong những nguyên do dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Khi bạn cảm thấy không hài lòng với những gì mình có, bạn sẽ dễ cảm thấy bực tức vô cớ, từ đó khó kiểm soát được cảm xúc của mình.

Khi có đủ self-awarness hay sự tự tin, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những ý kiến bên ngoài và trở nên lạc quan, nhiều năng lượng tích cực hơn.

Một số cách giúp bạn nâng cao self-awareness bao gồm:

  • Rèn luyện ngôn ngữ cơ thể, dáng vẻ tự tin
  • Nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi giao tiếp để được tin tưởng, yêu mến hơn
  • Đứng lên từ thất bại, hướng tới thành công
  • Thử thách bản thân với những điều mới mẻ
  • Chân thành với cảm xúc của bản thân
  • Không đổ lỗi, so đo với người khác
  • Bỏ qua lời phàn nàn, khen ngợi nhiều hơn
  • Bạn cũng cần biết dùng ngôn từ để động viên chính bản thân mình. Cách quản trị cảm xúc này góp phần giúp bạn hài lòng với những gì mình có, thay vì cứ liên tục than thân trách phận.

Viết ra những gì bạn cảm thấy

Một phương pháp để quản lý cảm xúc, đặc biệt là ở nơi công sở, là viết cảm xúc của bạn ra giấy. Khi gặp phải những trường hợp khó xử như bị sếp phê bình, thậm chí bị đồng nghiệp chèn ép, bạn có thể sẽ không nghĩ thông được trong khoảnh khắc gặp phải trường hợp đó.

Để có thể bình tĩnh hơn và tìm được giải pháp, bạn hãy trút ra bằng cách viết những gì bạn thấy ra giấy. Kết hợp với hít thở sâu, bạn sẽ sắp xếp được suy nghĩ của mình và kiểm soát cơn giận tốt hơn, phòng tránh những hành động bộc phát do cảm xúc nhất thời.

Giải toả cảm xúc bằng những hoạt động lành mạnh

Theo nghiên cứu của Heiy & Cheavens, các hoạt động tự xoa dịu bản thân (self-soothing) giúp giảm các cảm xúc buồn bã, cáu giận từ những trải nghiệm tiêu cực.

Đúng như vậy, cảm xúc không nên bị dồn nén mà bạn cần giải toả chúng một cách lành mạnh. Làm những việc nhẹ nhàng sẽ giúp bớt gánh nặng trong suy nghĩ và xúc cảm của bạn hơn.

Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho bản thân mình bằng các hoạt động như vẽ tranh, tập thể dục, hoặc đơn giản là thưởng cho mình những đồ ăn ngon, quần áo đẹp, luyện yoga hoặc thiền để tĩnh tâm.

Hoặc, bạn có thể lựa chọn dành thời gian cùng bạn bè và gia đình. Chia sẻ cảm xúc với những người hiểu và sẵn sàng lắng nghe sẽ giúp bạn giảm bớt những cảm xúc dồn nén đi nhiều.

Biểu hiện của người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Hành động thay vì nói

Những người làm nhiều hơn nói sẽ thu hút và dễ chiếm được lòng tin của người khác hơn là một người nói nhiều nhưng không chịu làm. Họ là người biết kiểm soát cảm xúc rất tốt, biết đích đến và luôn chú trọng vào hiệu quả cuối cùng của một việc gì đó, không bị xao nhãng bởi những thứ nhỏ nhặt. Nhờ đó, những người như vậy thường rất dễ thăng tiến trong công việc và nhận được sự tín nhiệm cao từ cấp trên.

Điềm tĩnh

Một người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt thường không quá quan trọng hóa những vấn đề tiêu cực. Thay vì bộc lộ hết cảm xúc ra ngoài, nóng giận một cách vô cớ hay có những hành động bồng bột, họ sẽ bình tĩnh tìm ra giải pháp để ứng phó với mọi tình huống xảy đến.

Kiểm điểm bản thân

Những người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc luôn biết tự kiểm điểm lại bản thân sau những lỗi lầm hoặc một vấn đề tiêu cực nào đó. Họ luôn tự rút kinh nghiệm và tìm ra cách tốt hơn để khắc phục vấn đề đó nếu nó xảy ra trong tương lai.

Đồng cảm với người khác

Những người có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt thường có khả năng hiểu, đồng cảm với những cảm xúc của người khác một cách sâu sắc. Bằng cách đặt mình vào vị trí người đó để thấu hiểu những trạng thái tâm lý, cảm xúc mà họ đang trải qua. Điều này giúp tạo ra một môi trường tương tác tích cực, duy trì những mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp.

Một số hậu quả nghiêm trọng khi không kiểm soát được cảm xúc gây cho sức khỏe bao gồm:

Đau nửa đầu: Lo lắng, stress kéo dài gây giảm lượng máu lưu thông lên não, về lâu dài, việc này có thể gây nên tình trạng đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não. Bên cạnh đó, nhiều người cũng gặp phải các tình trạng bệnh như rối loạn tiền đình, rối loạn các bệnh lý thần kinh.

Các bệnh về tiêu hóa: Khi không kiểm soát được cảm xúc gây ra tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài, việc này khiến rối loạn nhu động ruột, gia tăng dịch vị, giảm khả năng hấp thu, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn nhu động ruột, các vấn đề về tiêu hóa khác.

Vấn đề về tim mạch: Tiêu cực có thể làm gia tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và các vấn đề khác.

Bệnh lý về phổi: Tức giận khiến lưu lượng máu dẫn tới phổi bị rối loạn, gây ra sự bất thường trong quá trình trao đổi khí. Nhiều người thường bị khó thở, ngột ngạt khi gặp chuyện sốc hoặc tức giận. Tình trạng này kéo dài dẫn đến các bệnh liên quan đến phổi như kích thích hen suyễn.

Các bệnh tâm lý, tâm thần: Khi cảm xúc không được kiểm soát trong một thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh lý về tâm lý như rối loạn âu lo, rối loạn cảm xúc, trầm cảm,...

Dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột

Khi nóng giận hoặc đang có những cảm xúc tiêu cực, chúng ta thường khó kiểm soát được lời nói, hành vi của mình. Đôi khi những hành động đó sẽ gây ra những mâu thuẫn, xung đột không cần thiết.

Những mâu thuẫn này có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng, chẳng hạn như mâu thuẫn vợ chồng kéo dài có thể gây ra tình trạng bạo lực gia đình, ly hôn,...

Khó ngủ, mất ngủ

Khi cơ thể đối diện với những cảm giác lo lắng, chán nản, căng thẳng khiến não bộ kích thích, điều này dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng vào ngày hôm sau. Điều này tạo ra một vòng luẩn quản khiến chất lượng cuộc sống ngày một giảm, lâu dần sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu,...

Không tập trung

Khi chúng ta bị áp lực, căng thẳng hoặc quá phấn khích, vui mừng, cảm xúc này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung. Khi những cảm xúc này xuất hiện mạnh mẽ , nó có thể làm suy giảm khả năng chú trọng vào công việc, học tập hay một nhiệm vụ nào đó. Việc rèn luyện các kỹ năng kiểm soát cảm xúc có thể giúp cải thiện tình trạng mất tập trung.

Lời kết

Kỹ năng quản lý cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt. Bạn cần biết điều hoà cảm xúc và hành động của mình trong công việc để có thể làm việc hiệu quả hơn, mở rộng khả năng thăng tiến. Bạn cũng cần biết ứng xử trong cuộc sống cá nhân vì những mối quan hệ quý giá không phải tự nhiên mà có được.

Vì vậy, không chỉ phát triển IQ, EQ cũng là chỉ số bạn cần chú ý. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ mang lại giá trị đến bạn đọc, đừng quên theo dõi Trùm sách để thường xuyên cập nhật thêm nhiều kiến thức về sách và đời sống.

 

Tác giả

Nguyễn Văn Cường

Hiện nay, Nguyễn Văn Cường đang là một cái tên được rất nhiều người biết đến trong lĩnh vực xuất bản sách nói chung và cộng đồng doanh nhân nói riêng. Bên cạnh quá trình bận rộn trong công việc kinh doanh, CEO & Founder của Trùm sách luôn dành thời gian chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho cộng đồng.